LTS: Thời gian vừa qua Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đăng tải một số bài viết liên quan đến nhiều đơn vị vi phạm trong việc kinh doanh hàng tiêu dùng, đồ lưu niệm dành cho khách du lịch và người dân địa phương diễn ra trên địa bàn thành phố Phú Quốc. Bài viết đưa ra những lời gửi gắm, những thông điệp cụ thể của du khách trong và ngoài nước, cũng như tiếng nói của quần chúng nhân dân tới cấp chính quyền thành phố Phú Quốc và các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan. Đồng thời, đưa ra những phân tích, đánh giá, nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, những mong phía UBND thành phố Phú Quốc đón nhận và sớm có thông tin phản hồi, trấn an dư luận. Mong muốn đó hơi “xa xỉ”, những bài báo viết cứ viết, còn phía UBND thành phố Phú Quốc chọn “quyền im lặng”, không hồi âm. Phải chăng đó là “giải pháp” hữu hiệu để xử lý triệt để vấn nạn hàng hóa vi phạm các quy định pháp luật đang “chình ình” tại đây? Hay thực chất “giải pháp” này chỉ để “né” tránh trả lời cơ quan báo chí, vô cảm trước những nỗi niềm của người tiêu dùng bản địa, của du khách trong và ngoài nước, của quần chúng nhân dân. Hậu quả, hàng hóa có dấu hiệu vi phạm và vi phạm “bủa vây” thành phố Phú Quốc và có nguy cơ trở thành vấn nạn và tiềm ẩn nhiều hệ luy nếu không được xử lý triệt để. Điều đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển bền vững của ngành du lịch tại đây. Đơn vị điển hình chính là Trung tâm Ngọc Hiền Pearl, ngoài việc hàng loạt dấu hiệu vi phạm và vi phạm liên quan đến các sản phẩm là đồ lưu niệm dành cho khách du lịch, đối với sản phẩm mỹ phẩm Kem chống nắng bày bán tại đây cũng bị người tiêu dùng “tố” có chứa chất cấm, gây nguy hại tới sức khỏe người tiêu dùng.
Xem chi tiếtKhông ghi thành phần hoặc thành phần định lượng, không thông tin cảnh báo, không hướng dẫn sử dụng, không thông tin về thương nhân chịu trách nhiệm sản phẩm, không ghi xuất xứ hàng hóa... đối với hàng hóa là mỹ phẩm, Công ty Ngọc Bảo và Công ty Đồng Phú có đang kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ?
Xem chi tiếtSau khi Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) có bài viết: “Ngọc Hiền Pearl Farm có đang kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ”, người tiêu dùng và khách du lịch tiếp tục “tố” nhiều sản phẩm là trang sức của đơn vị này có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật.
Xem chi tiết(CHG) Theo khoản 13 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường; không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất; hoặc xuất xứ của hàng hóa... Tại Ngọc Hiển Pearl Farm (đường Trần Hưng Đạo, Dương Tơ, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), một trung tâm kinh doanh ngọc trai và đồ lưu niệm nổi tiếng tại thành phố Phú Quốc, hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán công khai.
Xem chi tiết